3 lưu ý khi dùng chất chống thấm trần nhà bạn cần biết

11-10-2018

Trần nhà là một trong những vị trí dễ bị thấm dột, không những vậy việc ngăn thấm nước trần nhà còn phải thực hiện qua nhiều bước và theo đúng quy trình. Những lưu ý khi dùng chất chống thấm trần nhà dưới đây từ khâu chuẩn bị đến giai đoạn thi công sẽ giúp gia chủ đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng thi công, tránh được những sai sót không đáng có.

Nên kiểm tra thường xuyên tình trạng của ngôi nhà - Đừng nên để thấm mới bắt đầu xử lý

Thông thường vào những mùa mưa bão, ngôi nhà của bạn thường xảy ra những hiện tượng thấm dột ở khắp mọi vị trí từ tường, trần, cho đến cả sàn nhà. Chính vì yếu tố đó, mà nhiều gia chủ vẫn nghĩ rằng: Khi nào xảy ra hiện tượng thấm dột thì mới bắt tay vào xử lý. Tuy nhiên đây chưa phải là một ý kiến hay, bởi nếu chờ đến lúc xảy ra sự cố thì mới bắt tay vào xử lý thì những hậu quả có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều lần và từ đó chi chi phí khắc phục sự cố cũng tăng lên 2 đến 3 lần so với mức bình thường. Vì vậy bạn cần kiểm tra những tình trạng đang gặp phải để tiết kiệm chi phí, công sức. 

những lưu ý khi dùng chất chống thấm trần nhà bạn cần biết

Kiểm tra tình trạng tường nhà

Việc tường nhà bị bong tróc hay mất đi các lớp sơn phủ cũng rất dễ tạo các điều kiện thuận lợi để các nguồn nước từ bên ngoài thẩm thấu vào. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các tình trạng mà tường nhà đang gặp phải sẽ giúp gia chủ dễ dàng ngăn chặn nước thấm vào.

Kiểm tra tình trạng sàn nhà

Việc nguồn nước thấm ngược theo chiều từ dưới lên trên đã không còn quá xa lạ trong thi công và ngăn chặn thấm nước. Bạn cần kiểm tra xem các hệ nước ngầm bên dưới của sàn nhà xem chúng có đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào không? Từ đó dễ dàng đưa ra cách khắc phục về những sự cố thấm nước. 

Kiểm tra tình trạng của trần nhà

Với khí hậu cận nhiệt đới tại Việt Nam, mùa nắng thì nóng dữ dội mùa mưa bão thì nắng mưa xảy ra thất thường, và chính bởi những yếu tố thời tiết này trần nhà của bạn rất dễ bị mài mòn từ đó tạo điều kiện cho nước dễ dàng thẩm thấu vào bên trong. Do đó bạn cần thường xuyên kiểm tra xem trần nhà của mình để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu phát hiện trần nhà đang có hiện tượng bong tróc hay các lớp sơn phủ không còn nguyên vẹn nữa, các gia chủ có thể lựa chọn phương án ngăn thấm nước như sử dụng vật liệu chống thấm, sử dụng màng khò nóng... Tuy nhiên việc sử dụng màn khò được xem là một giải pháp khá khó khăn đối với các gia chủ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ngăn chặn thấm dột, do phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Chính vì thế, chất chống thấm được xem là một trong những giải pháp hàng đầu của các nhà thầu, nhà thợ khi ngăn nước thấm vào. Dưới đây, là 3 lưu ý cơ bản trong việc ngăn nước thấm vào trần nhà mà các gia chủ cần nắm rõ:

Khâu lựa chọn phương án chống thấm và vật liệu chống thấm

Tại mỗi vị trí trong các công trình đều có đặc điểm thiết kế, bề mặt, công năng, chất liệu… khác nhau, vì vậy đối với từng công trình sẽ có phương án thi công riêng sau khi đã qua khảo sát kỹ lưỡng. Đối với vị trí trần nhà dễ bị nứt nẻ và thấm nước từ sân thượng tầng trên nên cần phải lựa chọn phương án thi công hợp lý.

lưu ý khi dùng chất chống thấm trần nhà

 

Sau khi đã lựa chọn được phương án thi công phù hợp. Tiếp đến, lựa chọn vật liệu chất lượng đảm bảo, dễ thi công và thân thiện với người sử dụng cũng như môi trường là bước cần thiết. Trên thị trường hiện nay, Chất chống thấm CT-11A đặc biệt dành riêng cho sàn, sàn mái, trần nhà đang được hầu hết các thầu thợ tin dùng. CT-11A là sản phẩm chuyên dụng để ngăn chặn sự thấm nước, và đây cũng là sản phẩm tiên phong và dẫn đầu thị trường của KOVA.

Khâu chuẩn bị trước khi chống thấm

Trong khâu chuẩn bị trước chống thấm cần lưu ý đến hai điểm chính: bề mặt thi công và thời điểm thi công.

Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với sàn (tối thiểu 21 ngày)

Thời điểm thi công: nên chọn những ngày khô thoáng để đảm hiệu quả thực hiện tốt nhất.

 

lưu ý khi dùng chất chống thấm trần nhà

 

Khâu chống thấm trần nhà

Ở khâu này, không những phụ thuộc vào các khâu chuẩn bị trước đó mà còn phụ thuộc vào tay nghề của thầu thợ. Khi ngăn chặn sự thấm nước trần nhà cần phải lưu ý

  • Phủ 3 lớp CT-11A Sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
  • Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ mastic SK-6 chống nóng cho sàn mái.

Đặc điểm: Lớp mastic SK-6 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới. Đồng thời lớp SK-6 cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch.

lưu ý khi dùng chất chống thấm trần nhà

Liên hệ KOVA ngay hôm nay để được tư vấn về sản phẩm và kỹ thuật chống thấm hiệu quả nhất.

Hotline chính thức của TẬP ĐOÀN SƠN KOVA: 1900 63 64 51

Truy cập website: www.kovapaint.com