Sử dụng chất chống thấm cho trần nhà như thế nào để hiệu quả?

10-10-2018

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chống thấm ngày nay, khách hàng không còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giải pháp ngăn chặn thấm dột trần nhà mà thay vào đó là tìm kiếm phương án nào tối ưu nhất trước muôn vàn sản phẩm khác nhau. Với những ưu điểm vượt trội và độ bền bỉ lâu năm, chất chống thấm được xem là một trong những vật liệu ngăn thấm nước phổ biến nhất hiện nay. Vậy công dụng của nó là gì? Sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả nhất? Cùng KOVA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần xử lý thấm dột cho cho trần nhà?

Trần nhà là một trong những bộ phận dễ bị thấm dột trong căn nhà bởi các nguyên nhân chủ yếu như thấm lan từ sàn tầng trên, sàn sân thượng, sàn nhà vệ sinh,... hệ thống chứa nước bị xuống cấp, dẫn đến ứ đọng. Đối với thấm trần nhà, nếu không kịp thời phát hiện và sửa chữa sẽ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau đây:

1. Nhà bị xuống cấp, mất thẩm mỹ

Khi ngôi nhà bạn khởi công xây dựng, một trong những yêu cầu đầu tiên của gia chủ không chỉ là nơi che nắng, che mưa mà quan trọng hơn hết nó phải mang đến tính thẩm mỹ và mang lại nguồn sinh khí tốt cho gia chủ. Tuy nhiên kể cả khi nhà của bạn được xây dựng kiên cố, sạch đẹp vẫn có một số yếu tố tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái ban đầu của nó.  

Thấm dột trần nhà sẽ dẫn đến các hiện tượng như ố vàng, rạn nứt, vết thấm loang lổ, bong tróc các lớp sơn,...Theo thời gian dài, các tác hại này sẽ làm xuống cấp chất lượng của cơ sở hạ tầng, đồng thời mất đi tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Chưa kể đến, các vết thấm, nứt có thể loang sang các khu vực khác của ngôi nhà, làm giảm tính khả thi cho việc sửa chữa.

chất chống thấm cho trần nhà

 

 2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Thấm dột tạo ra môi trường ẩm thấp, cùng với hiện tượng rong rêu bám tường, tạo ra môi trường thuận lợi sản sinh các loại vi khuẩn, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người ngày qua ngày.

Hơn nữa, hiện tượng trần, tường nhà xuất hiện các đám mốc xanh, mốc đỏ dễ dàng tạo điều kiện để vi khuẩn khuyết tán trong gió gây tác động trực tiếp đến hệ hô hấp và gây ra các bệnh về phổi đối với trẻ nhỏ. 

 

3. Chi phí trùng tu tốn kém 

Nhiều gia chủ thường e dè việc ngăn thấm dột ngay từ đầu bởi lo ngại chi phí đầu tư rất tốn kém cho toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí sửa chữa từng vết thấm một khi thấm dột bắt đầu xảy ra, sẽ tốn kém gấp nhiều lần. Bởi khi đó, các vết thấm có nguy cơ lây lan sang nhiều khu vực, ảnh hưởng không chỉ về bề mặt, mà còn sâu trong kết cấu tường, sàn, trần và đặc biệt khó khăn khi tác động đến hệ thống điện âm tượng, hệ thống nước.

chất chống thấm cho trần nhà

 

Cách xử lý thấm nước trần nhà hiệu quả?

Dù xử lý thấm nước ngay từ đầu hay trùng tu vết thấm thì sử dụng chất chống thấm cho trần nhà vẫn được xem là một trong những giải pháp tối ưu để giải quyết “bài toán” thấm dột đầy hóc búa cho các chủ nhà.

Chất chống thấm trần nhà là hóa chất dạng lỏng nên dễ thẩm thấu vào sâu bên trong kết cấu của công trình, đồng thời áp dụng lên mọi bề mặt khác nhau. Từ đó tạo nên một lớp màng chắc chắn, len lỏi vào các khe nhỏ của bêtông, và bám dính bền bỉ. Đồng thời với tính năng dễ sử dụng, gia chủ chỉ cần trộn thêm xi măng để tạo thành hỗn hợp kết dính mà không lo tác động, ảnh hưởng đến môi trường.

Đối với quy trình ngăn thấm nước toàn diện, nên sử dụng các loại vật liệu phụ trợ để phối hợp cùng nhau để tăng tối đa hiệu quả từ trong ra ngoài. Đối với kết cấu bên trong, chất chống thấm sẽ thẩm thấu và tạo lớp bảo vệ cùng các phụ gia khác, đến bề mặt ngoài, người ta thường lựa chọn sử dụng thêm sơn có khả năng ngăn thấm nước để tăng tính hiệu quả bảo vệ cho trần nhà. Với quy trình xử lý thấm dột trần nhà hoàn thiện như sau:

  • Bước 1: Sử dụng phụ gia chống thấm CT-11B  trộn vào vữa ximăng, bêtông xây kết cấu để giảm khả năng rạn nứt, giúp kết cấu nhanh ổn định và giảm bớt sự thấm.

  • Bước 2: Sử dụng chất chống thấm sàn CT-11A bằng cách trộn với  xi măng : nước theo tỉ lệ 1:1:0.5 tạo thành hỗn hợp, Sau đó phủ 2-3 lớp hỗn hợp lên lớp vữa ximăng, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.

  • Bước 3: Để tăng độ bảo vệ và trang trí thêm cho bức tường, phủ lên lớp sơn trang trí cuối cùng lên bề mặt tường, (có thể làm phẳng băng mastic, sơn lót trước) để thêm phần kiên cố cho lớp màng bảo vệ sâu từ trong ra ngoài, nên sử dụng sơn có khả năng ngăn thấm nước, ngăn ngừa tia UV và các tác động khác từ môi trường bên ngoài.

>> Xem thêm: Khi nào dùng chất chống thấm trần nhà? Dùng sao cho tiết kiệm nhất?

--------------

Liên hệ KOVA ngay hôm nay để được tư vấn về sản phẩm và kỹ thuật ngăn thấm nước hiệu quả nhất.

Hotline chính thức của tập đoàn sơn KOVA: 1900 63 64 51

Truy cập website: www.kovapaint.com